Hướng dẫn sử dụng xe ba gác, xe lôi chở hàng Vina Dongfong
Tại Việt nam, xe máy ba bánh là phương tiện giao thông vận chuyển phổ biến nhất hiện nay và tiện dụng nhất, do đó việc tự bảo dưỡng cũng như tự sửa chữa chiếc xe của mình là rất cần thiết. Chúng tôi rất quan tâm đến điều này, với kinh nghiệm kinh doanh và sản xuất xe ba bánh hơn 10 năm, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm đến người tiêu dùng, nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng xe máy ba bánh bền hơn và những xử lý đơn giản khi xe bị hư hỏng nhẹ.
I. Sử dụng xe ba bánh tay côn thế nào cho đúng
Việc sử dụng tay côn xe lôi 3 bánh tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa biết và vận hành chiếc xe đúng cách. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho những người mới làm quen với loại xe này, https://xn--cck0cya3l.ws.
1. Khởi động
Theo kinh nghiệm của một số người chạy xe lâu năm, xe để nguội chừng vài ba giờ thì lượng nhớt trong máy đều chảy xuống phía dưới bình chứa. Do đó, khi khởi động động cơ, cần để máy ở chế độ ga nhỏ vài ba phút cho nhớt kịp “bơm” lên các chi tiết rồi mới chạy ga lớn. Mục đích của việc làm này là để đảm bảo bôi trơn các chi tiết máy cho máy chạy êm hơn.
Một kinh nghiệm nữa về ga-răng-ti là nếu khi máy nguội không có ga-răng-ti có nghĩa là máy đang thiếu xăng (bỏ qua các nguyên nhân khác như dơ su-páp, không kín hơi…) nên đóng vít gió thêm 1 chút theo nguyên tắc gió nhiều (mở ốc gió) thì xăng ít, gió ít (đóng ốc gió) thì xăng vào nhiều hơn.
Trước khi vào số nên nẹt pô (vê ga) vài lần cho xăng vào đủ ở bộ chế hoà khí. Nhiên liệu dễ nạp vào buồng đốt làm xe khởi động tốt hơn.
2. Sử dụng côn, số xe ba bánh
Nên kiểm tra độ nhạy của tay côn cho vừa tầm tay, thông thường là ở khoảng 1/3 hoặc ½ tay côn nhả ra và bắt côn là ổn.
Không nên để côn quá lỏng hoặc quá “nhạy”. Nếu côn nhạy quá thì dễ bị tuột, côn bắt không tốt, còn quá lỏng thì vào số khó và có tiếng kêu chuyển nhông. Nguyên tắc của côn số là “cắt nhanh, nhả từ từ” có nghĩa là khi cắt côn, tay bóp nhanh, khi nhả côn thì cần từ từ . Hạn chế “ép côn” vì dễ làm mòn nhanh các lá côn.
Khi chạy xe thì tuỳ theo tốc độ và lực kéo của xe mà để số phù hợp. Thông thường, theo kinh nghiệm của một số người dùng, nên khởi động từ số 1, chuyển số 2 ở tốc độ dưới 20km/h, số 3 ở tốc độ dưới 25km/h, số 4 dưới 30km/h và số 5 chạy với xe đủ đà trên 30km/h.
Một đặc điểm dễ nhận thấy ở xe côn tay là nếu máy bị nặng sẽ có âm thanh kêu ở bộ nhông số và xe giật cục. Vậy nên chú ý, nếu xe có hiện tượng giật cục là số không phù hợp tốc độ, lúc đó cần trả về số nhỏ hơn.
3. Trả số về số 0
Nếu xe dừng, máy còn nổ thì nên vừa “vê” ga nhè nhẹ vừa nhấp nhẹ tay côn vừa đạp cần số cho về hết ở số 1 (nếu quen xe có thể về luôn số 0). Bạn cũng có thể vừa buông tay côn cho xe giật 1 chút, bóp nhanh tay côn, đúng lúc đó ấn nhẹ chân số về phía sau để về số 0.
Một cách hay nhất là khi chuẩn bị dừng có dự tính trước, bạn nên trả số từ lớn đến nhỏ lúc xe còn chạy thì rất dễ. Với xe quen có thể dừng lại ở ngã tư đèn đỏ bằng số 0 dễ dàng.
Video:
4/ Hướng dẫn cách tự đổ két nước làm mát:
Trên mỗi chiếc xe, nếu động cơ là trái tim của chiếc xe và coi xăng là nguồn năng lượng để xe hoạt động thì hệ thống nước làm mát của xe giống như cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể con người. Một chiếc xe sẽ không thể hoạt động ổn định và bền bỉ nếu không có hệ thống nước làm mát.
Khi một chiếc xe ba bánh chở hàng hoạt động thì nhiệt lượng do động cơ sinh ra là rất lớn. Nếu không được làm mát thì dưới tác động của nhiệt độ, các chi tiết kim loại bên trong động cơ sẽ giãn nở và có mức độ giãn nở khác nhau do khác biệt về chất liệu. Lúc này, các mối lắp ghép dễ rơi vào tình trạng kẹt chặt hoặc bó cứng, piston nở to cào xước bề mặt xi-lanh, nóng chảy các chi tiết cao su… Nếu bị những vấn đề này, chiếc xe của bạn có thể sẽ trở thành một đống sắt vụn. Và tất nhiên, chi phí để khắc phục sẽ là một cái giá rất đắt cho người chủ xe.Do đó, việc kiểm tra nước làm mát cũng như hệ thống làm mát cho xe là rất quan trọng. Thông thường, các bạn nên kiểm tra két nước thường xuyên hoặc trước mỗi chuyến đi. Hoặc ngay cả khi đi trên đường, nếu đồng hồ báo nhiệt độ động cơ ở mức cao thì các bạn nên dừng xe để tiến hành hành kiểm tra két nước.
Để hệ thống làm mát của xe được hoạt động ổn định, các bạn nên sử dụng loại nước lọc tinh khiết để đổ vào két nước vì nước này đã được loại bỏ các tạp chất, thành phần kim loại năng và cặn. Do đó sẽ ít gây ra hiện tượng tắc nghẹn hoặc đóng cặn trong đường ống và hệ thống làm mát của xe.
Trong quá trình đi lại, hệ thống làm mát của xe có thể bị trục trặc vì nhiều lý do như đóng cặn trong đường ống dẫn, nứt vỡ đường ống dẫn hoặc két nước… tất cả những nguyên nhân này đều có thể dẫn dến việc động cơ không được cung cấp nước làm mát. Trước tiên, các bạn nên kiểm tra bình nước làm mát phụ, nếu mức nước trong bình nằm dưới vạch L (Low) thì có nghĩa là chiếc xe của bạn đã cạn nước làm mát. Lúc này các bạn có thể châm thêm nước vào két nước làm mát phụ để bổ xung cho xe.
Nếu sau khi thêm nước mà mức nước vẫn ở dưới mức L thì có lẽ chiếc xe của bạn đã bị thủng két nước hoặc nứt đường ống dẫn làm cho nước bị thất thoát ra ngoài. Lúc này, các bạn nên di chuyển với tốc độ vừa đủ và liên tục kiểm tra để bổ sung nước làm mát cho két nước và tìm đến gara sửa xe gần nhất để kiểm tra lại hệ thống làm mát của xe. Lưu ý, không nên đổ đầy ngay két nước trong trường hợp này mà nên đổ lượng nước phù hợp với két nước vì lượng nước trong két nước càng nhiều thì áp lực đẩy nước thất thoát ra ngoài càng nhanh.
Nếu bạn là một lái xe có kinh nghiệm thì bạn có thể tìm các vết nứt, rạn hay các nút phồng trên hệ thống đường ống dẫn nước hoặc trên két nước làm mát. Trong trường nước làm mát của bạn có pha màu gỉ sét thì có thể két nước làm mát của xe đã bị ăn mòn. Khi phát hiện được vết nứt, thủng trên két nước hoặc đường ống dẫn, các bạn có thể sử dụng keo dán chuyên dụng để tạm thời bịt vết hở và đi đến gara để có thể sửa chữa tốt hơn.
Ngoài ra, trong những tính huống động cơ xe đang nóng do thất thoát nước làm mát thì các bạn tuyệt đối không được mở nắp của két nước làm mát! Hơi nước nóng trong két nước có thể gây bỏng cho các bạn. Hãy chờ 15- 20 phút cho nước nguội rồi mới tiến hành thao tác mở nắp.
II.LÀM SAO ĐỂ XE MÁY SỬ DỤNG ĐƯỢC LÂU BỀN ?
1,Áp dụng cho các xe mới mua về và xe đại tu (làm máy) lại:
- Có thể chạy Rôda (rodage)khoảng từ 2 đến 4 giờ để cho các chi tiết động cơ được rà sít với nhau.
- Từ KM đầu tiên đến KM 500,phải thay nhớt một lần và tốc độ không vượt quá 40km/h.
- Từ KM 500 đến KM 1300 (khoảng 800km) phải thay nhớt lần thứ 2.
- Từ KM 1300 trở lên, thay nhớt máy đến 2.000 Km
- Tuyệt đối: không được dùng nhớt cũ, nhớt đã qua sử dụng của các loại xe khác, hay các loại nhớt không dùng cho xe máy. Nếu sử dụng nhớt cũ sẽ làm cho các chi tiết máy mau mòn và giảm tuổi thọ.
2/ Hướng dẫn thay nhớt cầu và nhớt hộp số :
Cầu xe có 2 con ốc : Con ốc nằm dưới là ốc xã nhớt & con ốc nằm trên dùng để châm nhớt vào cầu, châm nhớt đến khi nào nhớt vừa tràn ra ngoài qua con ốc xã phía dưới là đủ. Cầu xe thường 2,5l .Dùng nhớt 80W90 hay 85W140.
- Khi xe chạy được 10,000 km thì thay nhớt máy
- Nhớt cầu và hộp số thì khoảng 20,000 km thì thay nhớt
- Khoảng 3,00km thì nên kiểm tra và châm nhớt cầu 1 lần
Nếu anh/chị cứ theo trình tự của km mà thay, châm nhớt thì xe sẽ luôn khỏe mạnh và bền bỉ.
* Chú ý: Hạn chế tối đa việc thay đổi kết cấu nguyên bản kiểu dáng của xe, máy xe, so với thiết kế ban đầu.
Sáng sớm trước khi sử dụng:
- Cần nổ máy và cho máy chạy không tải từ 30 giây đến 1 phút. Giúp cho dầunhờn được bôi trơn lên toàn bộ các chi tiết máy, sau đó mới cho xe kéo tải.
- Khi đến ngã ba, ngã tư, vòng xoay, lên dốc, phải trả về số 1 ,2 để cho xe được vận hành dễ dàng hơn. Sẽ không gây rốc máy.
- Bơm vỏ xe đúng áp suất qui định, nếu để vỏ xe mềm hơi sẽ làm cho vỏ nhanh mòn, gây rạn nứt ở hông vỏ xe, gây hư ruột xe. Như cuốn ruột, xé ruột làm đôi. Nếu căng hơi quá sẽ gây cho vỏ xe nhanh rạng nứt ở mặt vỏ, khi chạy, xe sẽ bị sốc, mặt tiếp xúc của vỏ xe với mặt đường kém, dễ gây trượt bánh khi thắng gấp.
3,Đối với Nhông Sên Dĩa : (NSD)
Người sử dụng nên thường xuyên theo dõi, bôi mỡ bò hoặc nhớt dễ giảm ma sát giữa các chi tiết của NSD, giúp giảm hao mòm do ma sát. Không nên để sên quá căng, sẽ làm cho sên mau giãn, nên điều chỉnh sên có độ vòng từ 1-1,5cm ở lỗ canh sên xe máy, sẽ làm cho xe vận hành êm hơn.
4,Đối với Bình Ắc Qui :
- Đối với các loại xe ít sử dụng (như công sở, đi chơi, dạo phố…) nên sử dụng bình khô là tốt nhất vì cầm hơi lâu giữ điện tốt, dòng điện mạnh, ổn định. Dễ đề máy vào buổi sáng, ít phải chăm sóc bình.
- Đối với các loại xe phải thường xuyên sử dụng (xe ôm, chở hàng, thường xuyên đi công tác xa bằng xe máy….) nên sử dụng bình nước, do xe vận hành lâu, dòng điện sạc vào bình quá nhiều. Bình nước có ưu điểm sẽ không bị phù và chai (giữ điện kém) so với bình ắc qui khô.
- Đối với bình điện nước khoảng từ 20 đến 30 ngày nên chăm sóc bình một lần, xem bình có bị cạn nước hay không. Nếu bị cạn, nên châm thêm nước cất, tuyệt đối không được châm thêm acid sẽ gây hỏng bình và giúp bình được sử dụng lâu bền hơn.
- Để xe vận hành được tốt thì hệ thống điện phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài mobin lửa, Ic, Bobin sườn thì Bugi xe là cực kì quan trọng.
- Muốn xe ít hao xăng, tăng tốc nhanh, vận hành tốt thì bugi phải cho tia lửa xanh, đánh mạnh, nghe rõ tia lửa đánh “tách tách” tại một điểm duy nhất trên các chấu bugi .
- Nếu tia lửa nghe “xạch xạch”tia lửa điện to, đánh lung tung trên đầu bugi không tại một điểm nhất định, cách tốt nhất không nên sử dụng. Nếu sử dụng sẽ gây hao xăng, xe vận hành kém (lì máy, làm cho máy mau mòn, nhanh hư hỏng khi vận hành quá tải).
Đối với dây điện sườn:
- Khoảng 6 tháng đến một năm nên kiểm tra xem các giắc cắm của dây điện sườn có bị bám bụi và đóng ten hay không. Nếu có, nên dùng bàn chải nhựa đánh sạch, lau khô, sau đó cắm trở lại như bình thường.
Đối với bình xăng con (BXC) xe máy :
Từ 30 đến 40 ngày phải tháo cốc lọc bình xăng (gần khóa bình xăng con) để kiểm tra xem có cát, cặn, nước, trong cốc lọc hay không, nếu có phải rút cả lưới lọc BXC ra rửa sạch bằng xăng hoặc dầu lửa, phơi khô sau đó lắp trở lại, nên lắp một bộ lọc xăng trước BXC. Giúp lọc xăng tốt hơn.
III. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở XE MÁY VÀ CÁCH SỬA CHỮA ?
Khi xe ba gác đang vận hành mà bị chết máy , thường do một số nguyên nhân sau :
Mất lửa :
- Đầu tiên cần kiểm tra xem bugi có lửa không. Nếu không có, dùng bugi mới để kiểm tra. Nếu có lửa thì lắp bugi mới vào và tiếp tục vận hành.
- Nếu kiểm tra bugi mới và củ không có điện , ta cần kiểm tra Mobin lửa bằng cách tháo dây dẫn từ mobin lửa ra, đạp máy xe, quẹt dây dẫn vào lốc máy xem có điện hay không, nếu không có phải thay mobin lửa mới.
- Nếu Mobin lửa có điện mà ở đầu dây Bobin sườn không có thì kiểm tra tiếp IC hoặc bobin sườn xem lỗi do bộ phận nào thì thay thế phụ tùng đó.
- Đề không được: Ắc Quy vẫn tốt mà đề không được là do Rơle đề hỏng, than đề hỏng, cần thay mới.
Bị Nước vào bình xăng con : (BXC)
Đây cũng là một lý do gây chết máy, ta cần khóa xăng lại, dùng tuoc-nơ-vít xả hết xăng trong BXC, sau đó vặn kín lại, mở khóa xăng cho xăng xuống BXC , đạp liên tục cho đến khi máy nổ trở lại, sau đó cho máy nổ liên tục từ 30 giây đến 1 phút rồi mới sửdụng.
Xe chết máy :
Nước vào pô xe, mobin lửa, ướt bugi cũng gây chết máy, ta cần dắt xe lên chỗ khô ráo. Dùng giẻ lau khô bugi rồi lắp trở lại. Nghiêng xe cho nước thoát ra hết ống pô , lốc máy , mobin lửa,…
Thổi khô sau đó khởi động lại cho đến khi máy nổ và cũng cho chạy không tải khoảng 1 phút, sau đó mới sử dụng.
Xe bị đảo :
Đang chạy xe mà thấy xe bị đảo , khó điều khiển nên dừng xe lại. Kiểm tra xem bánh xe có bị cọ ở đâu không, có mềm hơi không. Dùng tay cầm vào bánh xe lắc qua trái phải xem bạc đạn có bị rơ hay không, nếu bạc đạn bị rơ (lỏng) thì phải thay ngay bạc đạn mới , nếu vẫn để như vậy mà sử dụng, xe sẽ rất khó chạy, làm cho vỏ xe mau mòn.
Bánh xe khi lắp có bị lệch tâm so với thân xe không, nếu có thì canh chỉnh lại cho đúng tâm để khi chạy không bị đảo.
Cũng có thể do đạn cổ bị bể dẫn tới tay lái nặng , chao và nghe tiếng khua.
Đèn không sáng và cháy bóng :
Đèn không sáng là do cục sạc không đúng quy cách, , trị số điện trở lớn ,đèn pha mờ phải thay sạc mới.
Xe chạy cao tốc cháy bóng đèn là do bộ tiết chế điện áp phát bên trong cục sạc hỏng, phải thay cục sạc mới.
Chúng ta nên chuẩn bị 1 cục IC, 1 Bugi để sẳn trong xe khi bị hỏng thông thường chúng ta có thể tự thay thế cho xe chạy tiếp .
IV, Những bệnh ở bộ côn trên xe lôi ba bánh chở hàng
Hiện nay có hai loại côn tay được sử dụng cho xe máy là côn khô và côn ướt (ngâm dầu), lực ép được tạo bởi lò xo trụ bố trí xung quanh hoặc lò xo hình đĩa. Tuy nhiên, loại côn ướt sử dụng lò xo ép hình trụ bố trí xung quanh được sử dụng phổ biến( như xe ba bánh chở hàng FUSHIDA 175cc ). Sự đóng ngắt của côn được thực hiện bằng tay chứ không phải bằng cần số như côn số tự động nên nó cho phép kiểm soát mô-men xoắn tối ưu hơn, tạo sự thú vị và phấn khích cho người điều khiển. Tuy nhiên, với những người mới đi thường mắc phải một số lỗi điều khiển cơ bản khiến bộ côn bị hỏng nhanh hơn.
1, Mòn lá côn Đây là dạng hỏng chủ yếu của loại côn này. Lá côn mòn làm tăng tổn thất năng lượng trên đường truyền lực từ động cơ tới bánh xe dẫn đến xe bị ì, chở nặng kém và nóng máy. Mòn lá côn là hư hỏng phổ biến của côn tay khiến xe bị ì, nóng máy Có hai yếu tố dẫn đến mòn lá côn là thời gian và người sử dụng, trong đó yếu tố thứ 2 là nguyên nhân chủ yếu. Các thao tác điều khiển gây quá tải cho côn như vê côn (chưa nhả hết côn đã tăng ga đột ngột), ép số (chạy số cao ở tốc độ thấp hoặc tải nặng), nhả côn đột ngột khiến lá côn bị mòn rất nhanh, thậm chí là cháy côn.
2, Dính côn Việc điều chỉnh tay côn không chính xác gây ra dính côn (bóp hết tay côn nhưng côn vẫn ăn) cũng khiến côn nhanh mòn. Khi đó việc vào số sẽ nặng và khó khăn hơn, tăng tải trọng động và dễ làm hỏng hộp số. Ngoài ra, dính côn cũng khiến xe khó chỉnh garanti, dễ chết máy khi dừng đèn đỏ mà chỉ bóp côn chứ không về số 0. Việc chỉnh độ rơ tay côn quá nhỏ cũng dễ khiến côn đóng không hoàn toàn, gây nên hiện tượng trượt côn khi quá tải, giảm tuổi thọ của lá côn.
3, Côn bị hú Hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân bánh răng sơ cấp (bánh răng trên trục ra của trục khuỷu) và bánh răng thứ cấp của bộ côn có độ rơ do bị mòn. Tiếng hú sẽ tăng dần theo tốc độ vòng tua máy. Để khắc phục hiện tượng côn bị hú có thể xử lý bằng cách thay một hoặc cả hai bánh răng này hoặc có thể là đảo chiều của bánh răng sơ cấp (tuỳ xe). Lưu ý, khi mới thay bánh răng sơ cấp côn vẫn bị hú do hai bánh răng chưa đồng bộ nhưng chạy một thời gian thì hiện tượng này sẽ hết.
4,Nóng máy dấu hiệu tương đối dễ nhận biết khi lá côn mòn là nhiệt độ máy rất cao. Khi bị quá tải, phần năng lượng thất thoát do bị trượt sẽ biến thành nhiệt làm nóng dầu bôi trơn và các chi tiết. Nếu lá côn bị mòn nhiều hoặc bị trơ phần ma sát sẽ làm dầu bôi trơn bị “đốt cháy” nhanh chóng, độ nhớt sẽ giảm nhanh, côn càng bị trượt nhiều. Ngoài ra, các chi tiết như trục cam, xu-páp, xéc-măng và thành xy-lanh không được bôi trơn tốt sẽ rất nhanh hỏng và kêu.
Lời khuyên và cảnh báo
– Khi xe chở hàng nặng lên dốc cầu nên về số 1 và cài cầu chậm thì xe sẽ lên khỏe hơn, tránh bị mòn lá côn.
Tuyệt đối không sử dụng dầu nhớt xe ga để thay thế.
– Thay dầu nhớt đúng tiêu chuẩn và định kỳ (một số tiêu chuẩn dầu nhớt có thể dùng cho xe tay côn 4 thì như SAE 20W-50, API SJ, JASO MA hoặc SAE 20W-40, API SF).
– Vị trí số truyền phải phù hợp với tốc độ và tải.
– Không nên tăng tốc đột ngột khi tay côn chưa nhả hết nếu không thực sự cần thiết.
– Hạn chế nhả côn đột ngột và mớm côn (âm côn) khi gặp tắc đường.
Mọi vấn đề về xe ba bánh quý khách vui lòng LH Hotline: 0961119222 để được hỗ trợ tốt nhất hoặc xem hướng dẫn sử dụng trên
website: Xebabanhdongphong.com